Binh lực và kế hoạch Chiến_dịch_Lublin-Brest

Quân đội Liên Xô

Binh lực

Phương diện quân Byelorussia 1 do Nguyên soái K. K. Rokossovsky làm tư lệnh, thượng tướng M. S. Malinin làm tham mưu trưởng, binh lực gồm có:

  • Tập đoàn quân cận vệ 8 do thượng tướng V. I. Chuikov chỉ huy, thành phần gồm có:
    • Bộ binh: Các quân đoàn cận vệ 4, 28, 29. Tổng số 9 sư đoàn
    • Pháo binh: Lữ đoàn lựu pháo cận vệ 43, Trung đoàn Katyusha cận vệ 40, Trung đoàn pháo chống tăng cận vệ 266, Trung đoàn súng cối 141, Trung đoàn phòng không 878.
    • Thiết giáp: Các trung đoàn pháo tự hành 1061, 1087 và 1200
  • Tập đoàn quân xe tăng 2 do trung tướng xe tăng S. I. Bogdanov (đến ngày 23 tháng 7) và thiếu tướng A. I. Radziyevskiy chỉ huy thành phần gồm có:
    • Thiết giáp:
      • Quân đoàn xe tăng 3 gồm các lữ đoàn xe tăng 50, 51, 103; Lữ đoàn cơ giới 57; các trung đoàn pháo tự hành 1107, 1219; Trung đoàn súng cối 234; Tiểu đoàn cơ giới 74; Tiểu đoàn súng phun lửa 728; Tiểu đoàn mô tô cận vệ 126; Trung đoàn phòng không 121
      • Quân đoàn xe tăng 16 gồm các lữ đoàn xe tăng 107, 109, 164; Lữ đoàn cơ giới 15; Trung đoàn xe tăng cận vệ 6; các trung đoàn pháo tự hành 1239, 1441; Trung đoàn súng cối 226; Tiểu đoàn cơ giới 51; Tiểu đoàn súng phun lửa 729; Tiểu đoàn mô tô cận vệ 89; Trung đoàn phòng không 1721
      • Các đơn vị độc lập: Lữ đoàn xe tăng cận vệ 11, Trung đoàn cơ giới 5, Tiểu đoàn cơ giới 87.
    • Pháo binh: Trung đoàn lựu pháo cận vệ 86.
  • Tập đoàn quân 28 do trung tướng A. A. Luchinsky chỉ huy, thành phần gồm có:
    • Bộ binh: Quân đoàn cận vệ 3, các quân đoàn 20, 128. Tổng cộng 9 sư đoàn
    • Pháo binh: Lữ đoàn 3 Katyusha, Lữ đoàn 157 và trung đoàn 377 lựu pháo, trung đoàn 530 pháo chống tăng, Lữ đoàn 1 và các trung đoàn cận vệ 133, 316 súng cối, Sư đoàn 12 và trung đoàn 607 phòng không.
    • Thiết giáp: Các trung đoàn xe tăng 30 (cận vệ), 65, 166 và 516; Trung đoàn pháo tự hành chống tăng cận vệ 347; các trung đoàn pháo tự hành 881, 1416 và 1898.
  • Tập đoàn quân 47 do trung tướng N. I. Gusev chỉ huy, thành phần gồm có:
    • Bộ binh: Các quân đoàn 77, 125, 129 và sư đoàn 328. Tổng cộng 10 sư đoàn.
    • Pháo binh: 1 lữ đoàn pháo nòng dài, 3 lữ đoàn lựu pháo, một lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo chóng tăng, 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn súng cối, 1 sư đoàn và 1 trung đoàn phòng không
    • Thiết giáp: 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn xe tăng, 5 trung đoàn pháo tự hành.
  • Tập đoàn quân 48 do P. L. Romanenko chỉ huy, thành phần gồm có:
    • Bộ binh: 3 quân đoàn với 9 sư đoàn.
    • Pháo binh: 1 lữ đoàn pháo nòng dài, 3 lữ đoàn lựu pháo, 1 trung đoàn pháo chống tăng, 1 trung đoàn súng cối.
    • Thiết giáp: 2 trung đoàn xe tăng, 4 trung đoàn pháo tự hành.
  • Tập đoàn quân 61 do trung tướng P. A. Belov chỉ huy, thành phần gồm có:
    • Bộ binh: 2 quân đoàn và 2 sư đoàn. Tổng cộng 6 sư đoàn.
    • Pháo binh: 1 trung đoàn lựu pháo, 1 trung đoàn Katyusha, 1 trung đoàn pháo chống tăng, 1 trung đoàn súng cối và 1 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 1 trung đoàn xe bọc thép.
  • Tập đoàn quân 65 do trung tướng P. I. Batov chỉ huy, thành phần gồm có:
    • Bộ binh: 2 quân đoàn và 2 sư đoàn. Tổng cộng 8 sư đoàn và 1 lữ đoàn.
    • Pháo binh: 1 lữ đoàn pháo nòng dài, 4 lữ đoàn lựu pháo, 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn và 1 trung đoàn pháo chống tăng, 2 trung đoàn súng cối, 1 sư đoàn và 1 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 1 trung đoàn xe tăng, 4 trung đoàn pháo tự hành.
  • Tập đoàn quân 69 do Trung tướng V. I. Kolpakchi chỉ huy, thành phần gồm có:
    • Bộ binh: 3 quân đoàn gồm 9 sư đoàn.
    • Pháo binh: 1 lữ đoàn lựu pháp, 3 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo chống tăng, 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn súng cối, 1 sư đoàn và 1 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp, 1 lữ đoàn và 3 trung đoàn pháo tự hành.
  • Tập đoàn quân 70 do trung tướng P. I. Lyapin chỉ huy, thành phần gồm có:
    • Bộ binh: 5 sư đoàn
    • Pháo binh: 1 lữ đoàn lựu pháo, 1 trung đoàn pháo chống tăng, 1 rung đoàn súng cối, 1 trung đoàn phòng không.
  • Tập đoàn quân Ba Lan 1 do thượng tướng Zygmunt Henryk Berling chỉ huy, thành phần gồm có:
    • Bộ binh: 5 sư đoàn và 1 lữ đoàn
    • Kỵ binh: 1 lữ đoàn
    • Pháo binh: 2 lữ đoàn pháo nòng dài, 2 lữ đoàn lựu pháo, 1 lữ đoàn pháo chống tăng, 1 trung đoàn súng cối, 1 sư đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 1 lữ đoàn xe tăng
    • Không quân: 1 trung đoàn tiêm kích và 1 trung đoàn ném bom.
  • Tập đoàn quân không quân 6 do trung tướng không quân F. P. Polynin chỉ huy, thành phần gồm có:
    • Máy bay tiêm kích: Sư đoàn 36
    • Máy bay cường kích: Sư đoàn cận vệ 3
    • Máy bay ném bom: Sư đoàn 242 và các trung đoàn 72, 93.
  • Tập đoàn quân không quân 11 do trung tướng không quân S. Kh. Rudenko chỉ huy, thành phần gồm có:
    • Máy bay tiêm kích: 5 sư đoàn.
    • Máy bay cường kích: 5 sư đoàn.
  • Máy bay ném bom: 5 sư đoàn.

Kế hoạch

Trong thời gian đầu tháng 7, ngoài mục tiêu khai thác chiến quả và chuẩn bị cho các đợt tấn công kế tiếp, mũi tấn công của Phương diện quân Byelorussia 1 có mục đích lôi kéo sự chú ý của quân Đức vào khu vực này, đảm bảo thành công cho Chiến dịch Lvov-Sandomierz của Phương diện quân Ukraina 1 diễn ra vào ngày 13 tháng 7 năm 1944. Sau khi diễn biến tại hướng Lvov trở nên thuận lợi, Phương diện quân Byelorussia 1 bắt đầu tấn công mạnh sang phía tây.[8]

Các hoạt động chính của quân đội Liên Xô trong Chiến dịch Lublin-Brest được thực hiện dựa theo một phần kế hoạch tấn công hai đầu của K. K. Rokotsovsky khi vạch kế hoạch hành động toàn bộ cho Phương diện quân Byelorussia 1 trong Chiến dịch Bagration nhưng có sửa đổi một số hướng tấn công trên cánh trái và cánh phải. Do binh lực của quân Đức trên tuyến Svisloch Pripyat đã mỏng đi nên K. K. Rokotsovsky chỉ để ba tập đoàn quân tấn công Brest. Các tập đoàn quân cánh phải nhanh chóng vọt tiến tới tuyến sông Narev. Ngược lại, binh lực quân Đức trên hướng Kovel dày đặc hơn lại có tuyến sông Tây Bug che chắn nên K. K. Rokossovsky sử dụng một lực lượng đến 6 tập đoàn quân, trong đó có Tập đoàn quân xe tăng 2 và Tập đoàn quân Ba Lan 1 để tấn công theo hướng Lyublin và sau đó, phát triển đến tuyến sông Vistula.[3] Đại bản doanh yêu cầu K. K. Rokossovsky phải chiếm được Lyublin trước ngày 26 hoặc 27 tháng 7.[9]

Tại cuộc họp của Đại bản doanh ngày 9 tháng 7 để xét duyệt các kế hoạch tấn công trong hè thu năm 1944 của quân đội Liên Xô trên hướng Tây. Tổng tư lệnh I. V. Stalin đặt ra ba nhiệm vụ trước mắt cho Phương diện quân Byelorussia 1:[10]

1- Tiêu diệt quân Đức tại khu vực Lyublin - Brest2- Cánh phải đánh chiếm Brest3- Cánh trái mở rộng chính diện tiến ra sông Vistula, đánh chiếm các bàn đạp trên bờ Tây sông Vistula.

Sau đó, kế hoạch Chiến dịch Lublin-Brest sẽ nằm trong tổng thể một kế hoạch lớn hơn của các phương diện quân Byelorussia 1, 2 và 3 trên hướng Đông Ba Lan do Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô đang soạn thảo. Trong đó, Phương diện quân Byelorussia 1 có nhiệm vụ vượt sông Vistula và giải phóng Đông Ba Lan và tiến ra sông Ode. Phương diện quân Byelorussia 2 tấn công lên Danzig (Gdansk) chia cắt Đông Phổ với nước Đức. Phương diện quân Byelorussia 3 phối hợp với Phương diện quân Pribaltic 1 (sau khi hoàn thành việc giải phóng vùng Pribaltic) tập trung tấn công vào Đông Phổ.[11]

Quân đội Đức Quốc xã

Binh lực

Cánh phải của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm do Thống chế Walter Model (đến 16 tháng 8 năm 1944) và Thượng tướng Georg-Hans Reinhardt:

  • Tập đoàn quân 9 (tái lập) do thượng tướng xe tăng Nikolaus von Vormann chỉ huy. Biên chế từ tháng tháng 8 năm 1944 có:
    • Quân đoàn bộ binh 8 do trung tướng Gustav Höhne chỉ huy, thành phần gồm có:
      • Sư đoàn bộ binh 6 của trung tướng Otto-Hermann Brücker, gồm các trung đoàn bộ binh 18, 37, 58, các trung đoàn pháo binh 6 và 42, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, cơ giới, trinh sát, công binh.
      • Sư đoàn bộ binh 45 (tái lập) của thiếu tướng Richard Daniel, gồm các trung đoàn bộ binh 130, 133, 135, Trung đoàn pháo binh 98, Trung đoàn pháo chống tăng 45, các tiểu đoàn súng cối, cơ giới, trinh sát, công binh.
      • Sư đoàn bộ binh 251 (tái lập) của thiếu tướng pháo binh Maximilian Felzmann, gồm các trung đoàn bộ binh 184, 448, 451, Trung đoàn pháo binh 251, các tiểu đoàn súng cối, cơ giới, trinh sát, công binh.
    • Quân đoàn xe tăng 4 SS do thiếu tướng SS Nikolaus Heilmann (đến ngày 28 tháng 7) và thiếu tướng SS Herbert Gille chỉ huy, thành phần gồm có:
      • Sư đoàn xe tăng 3 SS "Totenkopf" của tướng Hellmuth Becker, gồm các trung đoàn xe tăng SS "Totenkopf" (3 và 5), Trung đoàn cơ giới SS "Theodor Eicke", Trung đoàn pháo binh 3 SS, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, trinh sát, công binh.
      • Sư đoàn xe tăng 5 SS "Wiking" của thiếu tướng SS Herbert Gille, gồm các trung đoàn xe tăng SS "Germania", "Nordland", "Westland", Trung đoàn cơ giới SS "Wiking", Trung đoàn pháo binh 5 SS, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, trinh sát, công binh.
    • Quân đoàn xe tăng 41 do tướng Helmuth Weidling chỉ huy, thành phần gồm có:
      • Sư đoàn xe tăng "Hermann Göring" thứ nhất của trung tướng Wilhelm Schmalz, gồm 2 trung đoàn xe tăng (1 và 2), 1 lữ đoàn cơ giới, 1 trung đoàn pháo tự hành, 1 trung đoàn pháo xe kéo, các tiểu đoàn pháo chống tăng, trinh sát, công binh, thông tin; tất cả đều mang tên "Hermann Göring 1".
      • Sư đoàn xe tăng 19 của trung tướng Hans Källner, gồm 3 trung đoàn xe tăng (27, 73 và 74), Trung đoàn cơ giới 19, Trung đoàn pháo tự hành 272, Trung đoàn pháo binh 19, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, trinh sát, công binh, thông tin, kỹ thuật.
      • Sư đoàn xe tăng 25 của thiếu tướng Oswin Grolig (đến ngày 18 tháng 8) và thiếu tướng Oskar Audörsch, gồm các trung đoàn xe tăng 9, 146, 147, Trung đoàn cơ giới 87, Trung đoàn pháo tự hành 91, Trung đoàn pháo binh 297, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, trinh sát, công binh, thông tin, kỹ thuật.
      • Sư đoàn bộ binh 73 của tướng Fritz Franek (bị quân đội Liên Xô bắt ngày 29 tháng 7) và tướng Kurt Hähling, gồm các trung đoàn bộ binh 70, 170, 186, Trung đoàn pháo binh 173, Tiểu đoàn cơ giới 173, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, trinh sát, thông tin.
      • Cụm tác chiến xe tăng von Saucken.
    • Trực thuộc Bộ tư lệnh tập đoàn quân:
      • Cụm tác chiến đặc nhiệm 225 Warshawa của thiếu tướng Werner Schartów.
      • Sư đoàn bộ binh 17 của tướng Richard Zimmer, gồm các trung đoàn bộ binh 21, 55, 95, Trung đoàn pháo binh 17, các tiểu đoàn súng cối, cơ giới, trinh sát, công binh.
      • Lữ đoàn xung kích dự bị 1132.
  • Một phần Tập đoàn quân 4 (tái lập) do tướng Friedrich Hoßbach chỉ huy. Biên chế từ tháng 8 năm 1944 có:
    • Quân đoàn bộ binh 6 (tái lập) do trung tướng Horst Großmann chỉ huy, thành phần gồm có:
      • Sư đoàn bộ binh 50 của thiếu tướng Georg Haus, gồm các trung đoàn bộ binh 121, 122, 123, Trung đoàn pháo binh 150, Trung đoàn pháo chống tăng 50, các tiểu đoàn súng cối, cơ giới, trinh sát, công binh.
      • Sư đoàn bộ binh 286 của thiếu tướng Friedrich-Georg Eberhardt, gồm các trung đoàn bộ binh 926, 927, 931, Trung đoàn pháo binh 286, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, cơ giới, trinh sát, công binh.
    • Một phần Quân đoàn bộ binh 27 (tái lập) do tướng Hellmuth Prieß chỉ huy, thành phần gồm có:
      • Sư đoàn bộ binh 131 (tái lập) của thiếu tướng dự bị Werner Schulze, gồm các trung đoàn bộ binh 431, 432, 434, Trung đoàn pháo binh 131, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, cơ giới, trinh sát, công binh.
  • Tập đoàn quân 2 do tướng Walter Weiss chỉ huy. Trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh 20 do trung tướng pháo binh Rudolf Freiherr von Roman chỉ huy. Trong biên chế có:
      • Sư đoàn bộ binh 35 (tái lập) của tướng Gustav Gihr, gồm các trung đoàn bộ binh 34, 109, 111, các trung đoàn pháo binh 35, 71, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, cơ giới, trinh sát, công binh.
      • Sư đoàn bộ binh 542 (tái lập) của trung tướng Karl Löwrick, gồm các trung đoàn bộ binh 1076, 1077, 1078, Trung đoàn pháo binh 1542, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, cơ giới, trinh sát, công binh.
      • Lữ đoàn xe tăng 104 của thiếu tướng Weidenbrück.
      • Lữ đoàn bộ binh 1131.
    • Quân đoàn bộ binh 23 do tướng Otto Tiemann chỉ huy, trong biên chế có:
      • Sư đoàn xe tăng 6 của thiếu tướng Hans-Otto von Bernuth, gồm các trung đoàn xe tăng 4, 11, 114, Trung đoàn pháo tự hành 76, Trung đoàn pháo binh 6, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, cơ giới, trinh sát, công binh.
      • Sư đoàn bộ binh 211 của thiếu tướng Heinrich Eckhardt, gồm các trung đoàn bộ binh 306, 317, 356, Trung đoàn pháo binh 211, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, cơ giới, trinh sát, công binh.
      • Sư đoàn bộ binh 292 (tái lập) của thiếu tướng Johannes Gittner, gồm các trung đoàn bộ binh 507, 508, 509, Trung đoàn pháo binh 292, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, cơ giới, trinh sát, công binh.
      • Sư đoàn bộ binh 541 của trung tướng Wolf Hagemann, gồm các trung đoàn bộ binh 1973, 1074, 1075, Trung đoàn pháo binh 1541, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, cơ giới, trinh sát, công binh.
    • Trực thuộc Bộ tư lệnh tập đoàn quân:
      • Lữ đoàn xe tăng 102 của tướng Zimmermann.
      • Sư đoàn kỵ binh 3 của thiếu tướng Peter von der Groeben gồm các trung đoàn kỵ binh 31, 32, Trung đoàn pháo tự hành 69, Trung đoàn pháo binh 869, các tiểu đoàn cơ giới, súng cối, công binh.

Cánh trái của Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina do thượng tướng Josef Harpe chỉ huy. Thành phần tham gia chiến dịch gồm có:

  • Một phần Tập đoàn quân xe tăng 4 do tướng Walther Nehring (đến ngày 5 tháng 8) và tướng Hermann Balck chỉ huy, thành phần tham gia chiến dịch gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 55 do tướng Friedrich Herrlein chỉ huy, thành phần gồm có:
      • Sư đoàn bộ binh 28 của tướng Gustav Heistermann von Ziehlberg gồm Trung đoàn cơ giới 28, các trung đoàn bộ binh 49, 83, Trung đoàn pháo binh 28, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, cơ giới, trinh sát, công binh.
      • Sư đoàn bộ binh 203 của tướng Max Horn, gồm các trung đoàn bộ binh 507, 613, 618, Trung đoàn pháo binh 203, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, cơ giới, trinh sát, công binh.
      • Sư đoàn bộ binh 562 của thiếu tướng Johannes-Oskar Brauer, gồm các trung đoàn bộ binh 1144, 1145, 1146, Trung đoàn pháo binh 1562, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, cơ giới, trinh sát, công binh.

Kế hoạch

Do tốc độ tấn công quá nhanh của quân đội Liên Xô và tốc độ tăng viện cho mặt trận của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) diễn ra chậm chạp và có phần bị động, thống chế Walter Model không hi vọng ngăn chặn được quân đội Liên Xô trên tuyến sông Tây Bug và vùng đầm lầy Polesya. Chiến tuyến mà quân đội Đức Quốc xã đặt nhiều niềm tin rằng họ có thể trụ lại được là tuyến sông Wisla và tuyến sông Narev trên biên giới Đông Phổ. Wisla là con sông lớn và sâu ở vùng Trung - Đông Âu, chia Ba Lan làm hai nửa. Dựa vào các tuyến đường sắt, đường bộ khá phát triển ở vùng tả ngạn con sông này, quân đội Đức có khả năng cơ động lực lượng từ phía bắc xuống và từ phía nam lên để chặn đứng quân đội Liên Xô. Tuy nhiên, việc xây dựng phòng tuyến này, trong đó có các cụm cứ điểm quan trọng ở Warszawa, Radom, Serotsk (???), Ruzhan (Rozan), Lomzha, Avgustov... và các tuyến phòng ngự thứ hai, thứ ba trong chiều sâu đến tuyến sông Oder cần có thời gian nhưng thời gian lại đang chống lại cả hai bên. Do đó, thống ché Walter Model đặt hi vọng vào các cụm phòng ngự mạnh ở Brest, Kobrin, Cheremkha (Czeremcha) ở phía bắc và Volodava (Wlodawa), Khelm (Chelm), Lyublin ở phía nam để hãm dà tấn công của quân Đội Liên Xô, giành thêm thời gia cho các lực lượng mạnh của quân Đức ở tuyến sau và các khu vực mặt trận khác được điều đến để xây dự hệ thống phòng thủ trên tuyến Vistula - Narev.[12]

Trước và trong thời gian diễn ra chiến dịch, 12 sư đoàn Đức đã được điều động đến hướng Wisla - Narev, 15 sư đoàn Đức bại trận trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của Chiến dịch Bagration được phục hồi bằng những tân binh sinh từ năm 1926 trở về trước. Lực lượng SS và lực lượng mặt đất của không quân Đức Quốc xã cũng tái trang bị và tổ chức mới nhiều đơn vị chiến đấu có sức mạnh đột kích cao, trong đó có các sư đoàn xe tăng SS "Đầu lâu" và "Wiking", các sư đoàn xe tăng mang tên "Hermann Göring". Tất cả đều được quân đội Đức Quốc xã dốc vào phòng tuyến Wisla - Narev.[13]

Tuy nhiên, khi quân đội Liên Xô tiến đến gần biên giới Liên Xô - Ba Lan (1939) thì tình hình hậu phương trực tiếp cho mặt trận của quân đội Đức Quốc xã đã trở nên bất ổn. Các tổ chức chính trị quân sự thuộc nhiều đảng phái đều tăng cường các hoạt động phá hoại và chiến tranh du kích. Chính quyền chiếm đóng Đức tại Ba Lan đã tăng cường nhiều biện pháp diệt chủng tại Ba Lan. Hàng chục vạn người Do Thái bị đưa sang các trại tập trung ở nước Đức. "Khu Do Thái" ở Warszawa bị xóa sổ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Hàng triệu người Ba Lan cũng bị gom vào các trại tập trung hoặc đưa đến các trại tập trung trong lãnh thổ Đức. Các lò thiêu người tại các trại tập trung tăng cao công suất hoạt động. Khi cuộc khởi nghĩa Warszawa nổ ra thì chính quyền Đức Quốc xã đã thi hành chính sách quân luật đối với toàn bộ thành phố và các vùng lân cận.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Lublin-Brest http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1944W/... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1944W/... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1944W/... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1944W/... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1944W/... http://armialudowa.com/ http://www.axishistory.com/index.php?id=6474 http://ww2db.com/battle_spec.php?battle_id=136 http://sti.clemson.edu/index.php?option=com_docman... http://leav-www.army.mil/fmso/documents/failures.h...